Máy in mã vạch
Ngày nay, máy in mã vạch trở thành một trong những thiết bị không thể thiếu tại các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất và cung ứng hàng hóa. Vậy máy in mã vạch là gì? Tại sao máy in mã vạch lại quan trọng đến vậy?
Máy in mã vạch là gì?
Máy in mã vạch hay còn được gọi là máy in tem nhãn, máy in nhãn, máy in barcode,… đây là một thiết bị ngoại vi có chức năng in thông tin, mã vạch của một loại sản phẩm nào đó lên bề mặt tem nhãn.
Máy in mã vạch thường được hãng sử dụng công nghệ in truyền nhiệt hoặc in kim, mỗi loại công nghệ sẽ có đặc điểm và mục đích cũng như chất lượng khi in mã vạch khác nhau.
Độ phân giải của máy in mã vạch mã vạch
Một tham số đại diện cho mật độ điểm đốt nóng (head) trên một đơn vị chiều dài, thường tính bằng dpi (chấm trên inch) – điều này có nghĩa là số điểm nóng trên mỗi inch, tức là số dpi càng cao thì mật độ điểm trên đơn vị càng dày thì tem in càng sắc nét.
Công nghệ in trên máy in mã vạch
Thông thường máy in mã vạch có hai phương pháp in nhiệt đó là in nhiệt trực tiếp và in nhiệt gián tiếp
In nhiệt trực tiếp
In nhiệt trực tiếp là thực hiện bằng cách dùng đầu in đốt nóng trực tiếp chất mụi than lên loại tem cảm nhiệt (thermal paper) để xuất ra thông tin. Cách in trực tiếp này giúp tiết kiệm mực nhưng lại làm giảm tuổi thọ của đầu in, sẽ phải sử dụng nhiều nhiệt và ma sát trực tiếp lên tem.
In truyền nhiệt gián tiếp
In truyền nhiệt gián tiếp là loại tem nhãn sử dụng đầu in để đốt nóng loại mực gồm sáp, sáp và nhựa (wax / resin) hoặc nhựa (resin) để làm nóng chảy và bám chặt vào bề mặt tem. Phương pháp in này sẽ điều chỉnh nhiệt độ của đầu in để tránh ma sát trực tiếp với tem nhãn, giúp nâng cao tuổi thọ của đầu in, đồng thời nâng cao chất lượng tem in, ít hỏng hóc trong quá trình sử dụng.
Tốc độ in máy in mã vạch
Tốc độ in của máy in mã vạch thường được gọi là đơn vị ips, là thông số thể hiện thời lượng in trên giây. Theo nhu cầu của người dùng, tốc độ in ấn cũng là một trong những yếu tố quan trọng đối với sự lựa chọn của khách hàng. Đối với các dòng máy công nghiệp, tốc độ in thường cao hơn các dòng máy khác.
Bộ nhớ máy mã vạch
- Bộ nhớ của máy in bao gồm hai phần là ram và flash.
- Bộ nhớ ram của máy in có khả năng nhận lệnh in từ máy tính
- Bộ nhớ flash có chức năng lưu trữ các thông tin như thông số kỹ thuật tem, phông chữ sử dụng, hình ảnh kỹ thuật số (bitmap).